Khái niệm và sáng tạo Thần lực (Chiến tranh giữa các vì sao)

Các bộ phim gốc

George Lucas đã tạo ra khái niệm về Thần lực để đưa ra sự phát triển của nhân vật và cốt truyện trong Star Wars (1977).[1] Ông muốn "đánh thức sự tâm linh nhất định" trong khán giả trẻ, gợi ý một niềm tin vào Chúa mà không phải là bất kỳ một tôn giáo cụ thể nào.[2] Ông đã phát triển Thần lực như một khái niệm tôn giáo phi giáo phái, "chưng cất [sửa] bản chất của tất cả các tôn giáo", tiền đề về sự tồn tại của Chúa và những ý tưởng riêng biệt về thiện và ác. Lucas nói rằng có một sự lựa chọn ý thức giữa thiện và ác, và "thế giới hoạt động tốt hơn nếu bạn đang ở bên thiện".[3] Vào những năm 1970 tại San Francisco, nơi Lucas sống khi ông viết những bản thảo đã trở thành kịch bản của Star Wars, những ý tưởng từ Tân thời đại kết hợp với khái niệm về Khí và các khái niệm khác về một thế lực thần bí bị hoài nghi và được chấp nhận rộng rãi. [4]

Lucas đã sử dụng thuật ngữ The Force để gợi nhắc cách sử dụng từ này bởi nhà quay phim Roman Kroitor trong phim 21-87 (1963), Kroitor nói, "Nhiều người cảm thấy rằng trong suy ngẫm về tự nhiên và trong giao tiếp với những sinh vật khác, họ trở nên ý thức về một lực lượng nào đó, hay cái gì đó, đằng sau cái mặt nạ rõ ràng mà chúng ta thấy trước mặt chúng ta, và họ gọi nó là “Chúa".[2] Mặc dù Lucas nhớ rõ câu nói của Kroitor một cách đặc biệt, Lucas nói rằng ý kiến trên là phổ cập và rằng "các cụm từ tương tự đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều người khác nhau trong 13.000 năm qua"

Dự thảo đầu tiên của Star Wars nhắc đến "the Force of Others" (tạm dịch: Lực lượng của kẻ khác) hai lần và khái niệm này không được giải thích trong kịch bản: Vua Kayos sử dụng lời chúc "May the Force of Others be with you all" và sau đó nói "I feel the Force also".[6] Sức mạnh của Lực lượng của kẻ khác được giữ bí mật bởi Jedi Bendu của Ashla, một "giáo phái quý tộc" trong dự thảo thứ hai.[7][8] Dự thảo thứ hai đưa ra một lời giải thích dài lê thê về “Lực lượng của kẻ khác” và giới thiệu mặt sáng là Ashla và một mặt tối là Bogan.[8] Ashla được đề cập tới 10 lần và Bogan là 31 lần; và Lực lượng của kẻ khác đóng một vai trò nổi bật hơn trong câu chuyện.[9] Trong dự thảo này, sứ mệnh của Luke Starkiller là lấy lại Tinh thể Kiber, thứ mà có thể tăng cường sức mạnh của Ashla hoặc Bogan.[7] Dự thảo thứ ba ngắn hơn của bộ phim không liên quan đến Ashla, nhưng nó đề cập đến Bogan 8 lần và Luke vẫn được định hướng để phục hồi Tinh thể Kiber.

Lucas đã hoàn thành bản dự thảo thứ tư và bản gần cuối cùng vào ngày 1 tháng 1 năm 1976.[12] Phiên bản này cắt đi "lực lượng của kẻ khác" và rút gon lại còn "The Force" (Thần lực), chỉ nhắc đến "mặt tối đầy cám rỗ" của Thần lực, có một lời giải thích về Thần lực với 28 từ, và loại bỏ Tinh thể Kiber. [13] Nhà sản xuất Gary Kurtz, người đã nghiên cứu ngành so sánh tôn giáo ở đại học, đã thảo luận lâu dài với Lucas về tôn giáo và triết học trong suốt quá trình viết.[14] Kurtz nói với Lucas rằng anh không hài lòng với bản nháp, trong đó Thần lực được kết nối với Tinh thể Kiber, và anh cũng không hài lòng với những khái niệm về Ashla và Bogan ban đầu.

Lucas và nhà biên kịch Leigh Brackett quyết định rằng Thần lực và Hoàng đế sẽ là mối quan tâm chính trong bộ phim The Empire Strikes Back (1980).[16] Sự tập trung vào Hoàng đế sau đó được chuyển sang bộ phim thứ ba, Return of the Jedi (1983),[16] và phe bóng tối của Thần lực được coi là nhân vật phản diện chính của The Empire Strikes Back.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần lực (Chiến tranh giữa các vì sao) http://abstractatom.com/the_philosophy_science_and... http://tvtropes.org/pmwiki/pmwiki.php/Main/JediMin... https://community.fandom.com/wiki/w:c:starwars https://community.fandom.com/wiki/w:c:starwars:Cat... https://community.fandom.com/wiki/w:c:starwars:For... https://community.fandom.com/wiki/w:c:starwars:Mid... https://community.fandom.com/wiki/w:c:starwars:The... https://archive.org/details/starwarsepisodei0000wi... https://archive.org/details/starwarsepisodei0000wi... https://web.archive.org/web/20070208210103/http://...